Nhân viên chuyên nghiệp
Giá cả hợp lý
Dịch vụ uy tín
Sản phẩm chất lượng
Đăng ký

Khu vực:

thông tin ứng tuyển

 
 
 
.
Công ty Cp Xây Dựng Nội Thất

phương đông

Tin Tức

Phân tích các kỹ năng tư vấn pháp luật 2022 - Các kỹ năng tư vấn pháp luật mà bạn cần tìm hiểu

Hiện nay, nhu cầu người dân muốn tìm hiểu và giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp luật ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn bài viết Phân tích các kỹ năng tư vấn pháp luật 2022 để cho những người tư vấn và những người cần được tư vấn cũng được nắm bắt.

09/08/2022
251

1. Tư vấn pháp luật là gì?

Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật (cụ thể là những câu hỏi pháp lý hay những tình huống, trường hợp thực tiễn, thủ tục pháp lý,..), hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng pháp luật, cung cấp các dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để thực hiện được hoạt động tư vấn pháp luật người tư vấn cần phải có những kĩ năng nhất định và có nền tảng pháp lý vững chắc.

2. Các hình thức tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật được chủ thể thực hiện qua 2 hình thức bao gồm: bằng lời nói và bằng văn bản. Trường hợp nào tư vấn bằng lời nói và trường hợp nào tư vấn bằng văn bản. Mời bạn đọc tham khảo tiếp trong các phân tích dưới đây.

2.1 Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói

Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói: người tư vấn pháp luật gặp gỡ trực tiếp hoặc qua điện thoại, qua các phần mềm trực tuyến như google meeting, zoom, video,... với khách hàng trao đổi và tư vấn pháp luật

Hình thức tư vấn bằng lời nói thông thường cung cấp thông tin giải đáp cho khách hàng một cách nhanh chóng, truyền đạt trực tiếp.

2.2 Hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản

Hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản thường được sử dụng khi cần tư vấn cho khách hàng ở xa, gửi qua email, và khách hàng mong muốn nhận giải đáp pháp luật bằng văn bản để đọc hiểu, có căn cứ để lưu lại.

3. Các bước tư vấn pháp luật

Pháp luật không quy định cụ thể trình tự tư vấn pháp luật mà các bước tư vấn pháp luật dưới dây dựa trên những kinh nghiệm đúc kết từ người tư vấn pháp luật. Có thể nói các bước tư vấn pháp luật dưới đây là quy trình rất hiệu quả đối với những người mới vào nghề làm tư vấn pháp luật và người tư vẫn lâu năm vẫn thực hiện theo các bước này.

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn

Bước 2: Thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý

Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ, xác định vấn đề pháp lý

Bước 4: Tìm luật, áp dụng luật

Bước 5: Trả lời tư vấn

Người tư vấn pháp luật căn cứ tùy vào từng vấn đề pháp lý, câu hỏi có thể lược bỏ một số bước tư vấn nêu trên hoặc thêm vào các bước khác nếu phù hợp. Chẳng hạn, với 1 câu hỏi pháp lý của khách hàng thì người tư vấn pháp luật tiếp nhận câu hỏi và nghiên cứu luật quy định sau đó trả lời câu hỏi. Với tình huống nhiều dữ kiện hoặc liên quan đến thủ tục hôn nhân gia đình, đất đai,... thông thường bên cung cấp dịch vụ pháp lý sẽ ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng.

tin tức mới nhất
Nghi phạm bắt cóc, sát hại cháu bé 2 tuổi có thể bị xử lý với những tội danh gì? Luật sư cho biết, rất có thể nghi phạm sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất là tử hình nếu như có căn cứ để kết tội đối tượng này về tội “Giết người”?
Phân tích các kỹ năng tư vấn pháp luật 2022 - Các kỹ năng tư vấn pháp luật mà bạn cần tìm hiểu Hiện nay, nhu cầu người dân muốn tìm hiểu và giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp luật ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn bài viết Phân tích các kỹ năng tư vấn pháp luật 2022 để cho những người tư vấn và những người cần được tư vấn cũng được nắm bắt.
Tư vấn pháp luật thương xuyên cho doanh nghiệp là gì? Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp sẽ luôn gặp phải các vướng mắc pháp lý mà đội ngũ nhân sự của Doanh nghiệp không đủ khả năng để giải quyết bởi đây là vấn đề mới, vấn đề phức tạp, vấn đề cần được giải quyết bởi nhân sự có chuyên môn, kinh nghiệm … hoặc đơn giản bởi Công ty không có đội ngũ pháp chế. Trên cơ sở đó, chúng tôi thiết lập và cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho Doanh nghiệp để đảm bảo Doanh nghiệp luôn được giải quyết các vướng mắc một cách kịp thời, đảm bảo hiệu quả và tránh rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, quản lý nhà nước Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội. Khi xã hội càng phát triển thì đồng thời càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra hàng ngày.
Hoạt động tư vấn pháp luật là gì? Khái niệm, đặc điểm? Hiện nay, dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng có một hệ thống pháp luật để điều chỉnh và cân bằng các mối quan hệ xã hội cũng như quản lý nhà nước. Mọi người đều sống và làm việc theo pháp luật, mọi công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, giới tính, giai cấp xã hội đều bình đẳng trước pháp luật. Hiện nay, có nhiều vấn đề nảy sinh cũng như nhiều tổ chức kinh doanh cần đến sự trợ giúp pháp luật của những người hành nghề luật để giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình hoặc những vướng mắc pháp lý cần được giải đáp Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu hết để thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước đòi hỏi cần bộ phận chuyên môn để tư vấn pháp luật và giải thích pháp luật. Vậy ai là những người được thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật là gì? vai trò, đăc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật như thế nào?